Map

Chiều 24/10, Quốc hội bắt đầu quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và admire

【admire】Lấy phiếu tín nhiệm 'sẽ không có tình trạng nể nang'

Chiều 24/10,ấyphiếutínnhiệmsẽkhôngcótìnhtrạngnểadmire Quốc hội bắt đầu quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Trưởng ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Nguyễn Thị Thanh trả lời VnExpressvề nội dung này.

- Quá trình chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm đã được thực hiện thế nào, thưa bà?

- Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15 đã ban hành Nghị quyết 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Trên cơ sở đó, ngày 18/8/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch 597 để triển khai công tác tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6 khai mạc ngày 23/10.

Đảng đoàn Quốc hội đã báo cáo Bộ Chính trị nội dung này; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi công văn đến người được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội để họ chuẩn bị báo cáo kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ tới nay và bản kê khai tài sản thu nhập.

Chúng tôi đã nhận đầy đủ báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và gửi đến đại biểu Quốc hội từ ngày 2/10. Trong phiên làm việc chiều 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dành 1,5 tiếng để nghe Ban Công tác đại biểu báo cáo toàn bộ công tác chuẩn bị, đặc biệt là việc kiểm phiếu.

Phiếu sẽ được phân thành 8 loại với 3 phương án lựa chọn gồm tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Trong đó, 6 loại phiếu có chức danh gồm Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Phó chủ tịch nước, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước. Hai loại phiếu gồm nhiều chức danh là các Phó chủ tịch Quốc hội, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Phó thủ tướng, các thành viên Chính phủ.

Khác với các ban kiểm phiếu thông thường chỉ gồm 15 người, ban kiểm phiếu lần này sẽ gồm 25 người; quy trình kiểm phiếu bằng máy do Viện Khoa học Công nghệ quân sự, Bộ Tổng tham mưu, phối hợp thực hiện (giống như Trung ương Đảng kiểm phiếu đối với người được lấy phiếu tín nhiệm tại Ban chấp hành Trung ương). Công nghệ kiểm phiếu bằng máy bảo đảm độ chính xác tuyệt đối, bảo mật tốt, tốc độ nhanh.

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Sơn Hà

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Sơn Hà

-Đại biểu Quốc hội đã được cung cấp những thông tin gì để có căn cứ đánh giá tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn?

- Để đánh giá mức độ tín nhiệm, đại biểu Quốc hội sẽ dựa vào báo cáo toàn văn kết quả hoạt động cá nhân người được lấy phiếu; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp.

Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu này, nếu đại biểu Quốc hội thấy có vấn đề cần làm rõ liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì có thể gửi văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh, trả lời, hoặc yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm.

Ngoài ra, đại biểu có thể căn cứ vào tài liệu có được trong quá trình hoạt động như báo cáo, kết luận chất vấn; báo cáo công tác của các cơ quan mà người lấy phiếu tín nhiệm đứng đầu...

- Điểm mới đáng chú ý nhất của lần lấy phiếu tín nhiệm này là gì?

- Bên cạnh việc thực hiện quyền lập pháp, Quốc hội còn thực hiện quyền giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có công tác nhân sự. Thông qua lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội thực hiện sự ủy quyền của nhân dân để giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, từ đó có các chính sách hợp lý trong quản lý, sử dụng, quy hoạch và đào tạo cán bộ.

Điểm nhấn đặc biệt quan trọng của lần lấy phiếu này đã nêu rõ tại Nghị quyết 96, quy định cụ thể về hệ quả của người được lấy phiếu tín nhiệm. Nếu người được lấy phiếu có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Nếu người được lấy phiếu có từ hai phần ba tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Quy định này góp phần đảm bảo hiệu quả và nâng cao vai trò của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Đại biểu Quốc hội cho lá phiếu tín nhiệm vào hòm phiếu tại kỳ họp tháng 10/2018. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Quốc hội cho lá phiếu tín nhiệm vào hòm phiếu tại kỳ họp tháng 10/2018. Ảnh: Media Quốc hội

- Làm thế nào để việc lấy phiếu tín nhiệm khách quan, không có tình trạng nể nang, né tránh?

- Tôi đã tham gia Quốc hội ba khóa, khóa 13 lấy phiếu hai lần, khóa 14 lấy phiếu một lần. Tôi cũng tham gia lấy phiếu tín nhiệm các chức danh tại Ban chấp hành Trung ương và các cơ quan mà tôi tham gia như Ban Tổ chức Trung ương.
Tôi thấy rằng nội dung Quy định 96 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 96 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm rất khách quan; quy trình chặt chẽ, dân chủ.

Việc bỏ phiếu kín hoàn toàn không có dấu tích nào để biết ai là người đánh giá, và ý kiến đánh giá của đại biểu cũng được bảo mật tuyệt đối. Điều này giúp loại bỏ tình trạng nể nang, không bày tỏ chính kiến, không làm tròn trách nhiệm của đại biểu.

Ba lần lấy phiếu trước đây cũng cho thấy kết quả lấy phiếu tín nhiệm được phản ánh trung thực, khách quan ý kiến đánh giá của đại biểu. Những cán bộ có kết quả công tác không được đánh giá cao đều có số phiếu "tín nhiệm thấp" cao.

- Việc lấy phiếu tín nhiệm vẫn đánh giá ở ba mức "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp", nghĩa là ai cũng được tín nhiệm. Tại sao Quốc hội không lấy phiếu chỉ với hai mức "tín nhiệm" và "không tín nhiệm"?

- Công tác cán bộ là việc rất hệ trọng, vì vậy việc lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ cũng cần quy định chặt chẽ, thực hiện khoa học, đảm bảo khách quan, thận trọng và thống nhất trong hệ thống chính trị. Quy định 96 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm quy định ba mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Khi người được lấy phiếu tín nhiệm có tỷ lệ phiếu "đánh giá tín nhiệm thấp" từ hai phần ba tổng số phiếu trở lên thì bị xem xét miễn nhiệm; khi tỷ lệ phiếu đánh giá tín nhiệm thấp từ quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu sẽ bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm với hai mức là tín nhiệm và không tín nhiệm.

Việc đánh giá cán bộ theo hai cấp độ là lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm sẽ đảm bảo công tác cán bộ được thực hiện thận trọng, khách quan, khoa học; đảm bảo việc đánh giá của gần 500 đại biểu Quốc hội chặt chẽ, chính xác. Kinh nghiệm này đã được tổng kết ở ba lần lấy phiếu ở khóa 13 và 14.

Từ 16h ngày 24/10, đại biểu Quốc hội sẽ nghe tờ trình, sau đó biểu quyết thông qua danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại đoàn sau khi danh sách lấy phiếu được thông qua.

Sáng 25/10, Quốc hội nghe báo cáo kết quả thảo luận và thành lập Ban Kiểm phiếu, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu vào chiều cùng ngày, sau đó Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Sơn Hà

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap